Bệnh đục thủy tinh thể có nguy hiểm, cần thiết phải mổ không?

 Địa chỉ: 39 Hồ Văn Cống, KP.4, Tương Bình Hiệp, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Tiếng việt English
Bệnh đục thủy tinh thể có nguy hiểm, cần thiết phải mổ không?
Ngày đăng: 04/08/2023

    Đục thủy tinh thể là bệnh gây suy giảm thị lực phổ biến thứ 2 trên thế giới sau tật khúc xạ. Tuy thuộc nhóm bệnh không hiếm gặp nhưng bạn đừng vì thế mà chủ quan nhé, bởi bệnh có khả năng gây mù cao nếu không được chữa trị kịp thời. Để hiểu thêm về bệnh đục thủy tinh thể cũng như mức độ nguy hiểm và phương pháp điều trị của bệnh, mời các bạn cùng theo dõi những chia sẻ đến từ Bệnh viện Sài Gòn Bình Dương.

     

    Tuổi tác là lý do hàng đầu dẫn đến đục thủy tinh thể

     

    Hiểu đúng về bệnh đục thủy tinh thể

    Thủy tinh thể là cấu trúc trong mắt có chức năng như thấu kính giúp hội tụ ánh sáng trên võng mạc và võng mạc là lớp nhận cảm ánh sáng & gửi tín hiệu thị giác lên não. Ở mắt bình thường, ánh sáng sẽ đi xuyên qua thủy tinh thể và hội tụ trên võng mạc. Thủy tinh thể phải trong suốt thì hình ảnh thu được mới rõ nét.

     

    Cấu tạo chủ yếu của thủy tinh thể là nước và protein. Các phân tử protein được sắp xếp trật tự để cho ánh sáng xuyên qua và hội tụ trên võng mạc. Một số trường hợp phân tử protein tập trung thành đám khiến ánh sáng đi qua bị tán xạ, tạo ra những vùng mờ đục trong thủy tinh thể cản trở ánh sáng đến võng mạc và giảm thị lực. Tình trạng như vậy gọi là bệnh đục thủy tinh thể.

     

    Đục thủy tinh thể ở giai đoạn đầu có thể không gây ra triệu chứng gì vì chỉ một phần nhỏ của thủy tinh thể bị đục. Thế nhưng dần dần thủy tinh thể sẽ bị đục nhiều hơn khiến bệnh nhân nhìn mờ hơn vì giảm ánh sáng đến võng mạc. Tình trạng đục thủy tinh thể được coi là nặng khi nó làm giảm thị lực của người bệnh xuống dưới 3/10.

     

    Đục thủy tinh thể có phải là bệnh lý nguy hiểm?

    Câu trả lời của chúng tôi là Có, bệnh đục thủy tinh thể có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu để lâu ngày.

     

    Khi bị đục thủy tinh thể, thể thủy tinh ngày càng bị đục nhiều theo thời gian, đến lúc thủy tinh thể quá chín sẽ làm tăng áp lực trong mắt và có thể dẫn tới vỡ bao. Lúc đó, protein của thủy tinh thể sẽ trở thành vật thể lạ với cơ thể, chúng bị cơ thể tấn công gây phản ứng viêm màng bồ đào.

     

    bệnh đục thủy tinh thể

     

    Đục thủy tinh thể là nguyên nhân gây mù chiếm vị trí top đầu trên thế giới

     

    Thủy tinh thể quá chín sẽ bị ngấm nước, phồng lên và mất chức năng nên không thể điều tiết thể dịch được. Tình trạng này gây tăng nhãn áp khiến bệnh nhân bị đau nhức đầu dữ dội và ảnh hưởng xấu đến thần kinh mắt, làm teo thần kinh mắt không phục hồi. Nghiêm trọng hơn, cho dù bác sĩ phẫu thuật có tốt đến đâu thì khả năng hồi phục thị lực cũng kém, thậm chí người bệnh còn không thể nhìn được nữa.

     

    Thủy tinh thể bị đục lâu ngày sẽ trở nên cứng hơn dẫn tới phản ứng viêm, mắt bị thoái hóa, đồng tử bị dính lại, môi trường trong suốt bị đục hết khiến việc phẫu thuật khó khăn hơn và dễ gây tổn thương cho các vùng xung quanh. Thế nên, bệnh nhân bị đục thủy tinh thể cần điều trị càng sớm càng tốt để tránh biến chứng nguy hiểm.

    Bệnh đục thủy tinh thể có cần thiết phải mổ?

    Trường hợp phát hiện đục thủy tinh thể ở giai đoạn đầu, bệnh nhân không cần phải thực hiện phẫu thuật mà chỉ cần chú ý tăng cường ánh sáng trong nhà, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời hay khói bụi… Bác sĩ sẽ cho họ bổ sung vitamin A, C, E… và một số hoạt chất khác để làm chậm tiến trình đục thủy tinh thể. Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ đeo kính, dùng kính lúp hoặc chiếu sáng tốt khi làm việc.

     

     

    Trường hợp đục thủy tinh thể ở giai đoạn nặng làm cản trở sinh hoạt hàng ngày, thị lực suy giảm dưới mức 4/10 thì bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật. Một số trường hợp có thể tiến hành mổ khi chưa làm giảm thị lực nhưng lại gây cản trở việc khám & điều trị các bệnh mắt khác, chẳng hạn như võng mạc tiểu đường hay thoái hóa hoàng điểm tuổi già…

     

    Phẫu thuật bệnh đục thủy tinh thể là một trong những thủ thuật ngoại trú phổ biến nhất. Nó cũng nằm trong danh sách những phẫu thuật an toàn và cho kết quả tốt nhất. Đặc biệt là trong điều kiện kỹ thuật tiên tiến và trang thiết bị hiện đại như tại Bệnh viện Sài Gòn Bình Dương thì 90% trường hợp sau phẫu thuật lấy thủy tinh thể đều cho thị lực tốt.

     

     

    Vết mổ nhỏ, thời gian phẫu thuật nhanh và người bệnh có thể xuất viện trong ngày

     

    Lưu ý

    Nếu bệnh nhân bị đục thủy tinh thể ở cả hai mắt, bác sĩ sẽ không phẫu thuật hai mắt cùng lúc mà mỗi mắt sẽ được phẫu thuật ở một thời điểm khác nhau. Nếu hai mắt bị ảnh hưởng nhiều thì hai cuộc phẫu thuật có thể tiến hành cách nhau từ 2 - 4 tuần.

     

    bệnh đục thủy tinh thể

     

    Phương pháp phẫu thuật đục thủy tinh thể hiệu quả và tiên tiến nhất hiện nay là Phacoemulsification. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ dùng năng lượng sóng siêu âm để tán nhuyễn & tách thủy tinh thể đục thành những mảnh nhỏ rồi hút ra ngoài qua vết mổ nhỏ rồi thay vào bằng thủy tinh thể nhân tạo.

     

    Như vậy với những thông tin trên đây, chúng tôi đã giúp bạn có được câu trả lời cho thắc mắc đục thủy tinh thể có nguy hiểm không, cần thiết phải mổ không. Để được tư vấn thêm về bệnh hoặc có nhu cầu thăm khám khi mắt xuất hiện các triệu chứng bất thường, quý khách vui lòng gọi đến tổng đài 0866 906 105, đội ngũ tư vấn của Bệnh viện Sài Gòn Bình Dương luôn sẵn sàng hỗ trợ.

     

    BỆNH VIỆN ĐA KHOA

    SÀI GÒN BÌNH DƯƠNG

    Địa chỉ: Số 39 Hồ Văn Cống, Khu phố 4, P. Tương Bình Hiệp, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương

    Điện thoại: 0866 906 105

    Email: bvsaigonbinhduong@gmail.com

    Website: bvsaigonbinhduong.vn

    Danh mục bài viết

    Bài viết mới

    faq Câu hỏi thường gặp
    Zalo
    Hotline